hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Trồng sắn xen cao su trên vườn đồi (19/09/2014)
Trồng sắn xen cao su trên vườn đồi là cách sản xuất nông nghiệp lấy ngắn nuôi dài có hiệu quả cao ở xã Bình Lâm (huyện Hiệp Đức). Mô hình này đem lại thu nhập đáng kể cho người dân ở quanh khu vực lòng hồ Việt An.

 

Vợ chồng anh Dũ Ngọc Công thu hoạch giống sắn PLT-01 có năng suất cao. Ảnh: L.P
Vợ chồng anh Dũ Ngọc Công thu hoạch giống sắn PLT-01 có năng suất cao. Ảnh: L.P
Anh Dũ Ngọc Công (thôn Ngọc Sơn, xã Bình Lâm) hiện có 1ha vườn đồi triển khai trồng sắn xen cao su. Từ năm 2012, gia đình anh được địa phương hỗ trợ kỹ thuật và giống sắn mới PLT-01 thay cho giống sắn cũ KM-94 trồng lâu nay tại địa phương. Anh Công cho biết, giống sắn PLT-01 phù hợp với thổ nhưỡng, chịu hạn và phù hợp với điều kiện thời tiết trên vùng đồi Ngọc Sơn nên phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng ngắn, sau 9 tháng là thu hoạch. Cây sắn thấp nên ít bị ngã đổ khi có mưa to gió lớn. Từ khi trồng giống sắn mới đến nay, gia đình anh Công đã thu hoạch được 3 vụ, năng suất bình quân 40 tấn/vụ/ha. Năng suất cao, giá cả ổn định 1.400 - 1.500 đồng/kg nên cây sắn đem lại thu nhập đáng kể cho gia đình. Anh Công cho biết: “Giống sắn mới PLT-01 không kén đất, cũng ít tốn công chăm sóc. Củ sắn không to nhưng mỗi bụi (gốc) có nhiều củ nên năng suất cao hơn giống sắn cũ. Ngoài 3 vụ sắn đã thu hoạch, trên diện tích trồng sắn này gia đình tôi còn có hơn 400 cây cao su được hơn 3 năm tuổi, đang phát triển tốt”.
 
Trồng giống sắn mới phù hợp với điều kiện địa phương và đem lại thu nhập đáng kể nên diện tích sắn ở thôn Ngọc Sơn càng mở rộng, hiện đã lên đến 35ha, chiếm hơn 50% diện tích trồng sắn của cả xã Bình Lâm. Hầu hết trên diện tích trồng sắn, người dân trồng xen cao su với mật độ 500 cây/ha. Theo người dân địa phương, trồng sắn xen cao su có hiệu quả kép. Ngoài việc có thu nhập theo kiểu lấy ngắn nuôi dài (56 - 60 triệu đồng/ha/vụ sắn), quá trình chăm sóc, thu hoạch sắn cũng thay cho việc làm cỏ dưới gốc cao su, đất tơi xốp. Cây sắn giúp giữ ẩm, che mát cho đất, làm cho gốc cao su không bị “hốc” vào mùa nắng hạn.
 
Ông Trần Tới – cán bộ Ban nông nghiệp xã Bình Lâm cho biết, toàn xã hiện có 67ha đất trồng sắn, tập trung hơn một nửa là ở thôn Ngọc Sơn. Đây là thôn có 100% số hộ có đất sản xuất lúa bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng hồ chứa Việt An. Người dân ở đây sản xuất chủ yếu trên đất vườn đồi, lấy cây sắn làm cây trồng chính. Gần đây, địa phương có chủ trương phát triển trồng cao su nên nhiều gia đình hưởng ứng thực hiện mô hình trồng sắn giống mới PLT-01 xen cao su trên vườn đồi mang lại hiệu quả kinh tế cao. “Với những hộ trồng sắn, ngoài việc hỗ trợ giống, địa phương tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc...  để bà con áp dụng vào sản xuất, tăng thu nhập gia đình. Chúng tôi khuyến khích người dân thực hiện mô hình trồng sắn xen cao su trên vườn đồi để vừa tăng thu nhập trên cùng một diện tích, vừa có vốn đầu tư cho cây cao su” - ông Tới nói.
 
Sắn giống mới PLT-01 hiện là cây trồng chủ lực ở Bình Lâm. Với vùng nguyên liệu ổn định trên địa bàn và vùng lân cận nên xã Bình Lâm được một doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sắn khô tại chỗ. Đó là điều kiện để địa phương quy hoạch phát triển diện tích trồng sắn.
 
Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,716 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 6 1 2 3 4 5 6
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com