hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Đến với làng nghề trầm hương Trung Phước (16/06/2014)
Ngược đường ĐT 611 vượt đèo Le để đến vùng Tây của huyện Quế Sơn ngày xưa và nay là huyện mới Nông Sơn, những cái tên Hòn Kẽm – Đá Dừng, làng trái cây Nam bộ Đại Bình, suối nước nóng Tây Viên… đã định danh trong mọi người, và bây giờ Làng nghề trầm hương Trung Phước lại tạo thêm một dấu ấn với những ai đến vùng đất bán sơn địa hôm nay. Tự mày mò, sau hơn hai mười năm, những thợ săn trầm và lái trầm ở “chợ trầm” Trung Phước đã sản xuất được loại trầm mỹ nghệ - gọi là trầm cảnh. Làng Trung Phước, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn nằm nép mình bên đầu nguồn sông Thu bây giờ nức tiếng là làng tỷ phú. Rất nhiều ông chủ chưa tới 30 đang trong giai đoạn ăn nên làm ra bằng nghề sản xuất trầm hương, đưa ra nước ngoài bán dạo.

 Đi khắp làng nghề, mọi người không chỉ bồng bềnh trôi về vẽ đẹp hoang sơ của mỗi tác phẩm mà còn ngây ngất bởi hương thơm lan tỏa từ dó trầm. Hàng mỹ nghệ dó trầm Trung Phước khá phong phú, đa dạng. Các sản phẩm không giống với bất kỳ một sản phẩm tạo ra từ các làng nghề khác, sản phẩm của làng mang phong cách, nét đặc trưng riêng. Để tạo nên sức hút cho sản phẩm, mỗi tác phẩm của làng nghề được tạo nên bằng tất cả sự chân thật của những tâm hồn dân dã… Đặc biệt, với những mặt hàng cỡ lớn, những người thợ trầm phải dán ghép rất công phu. Và công sức của họ được đền đáp thỏa đáng, bởi nhiều khi khách mua không tính theo lượng trầm mà theo cái đẹp, cái độc đáo của sản phẩm.

Anh Nguyễn Xuân Thu – Thôn Trung Phước, xã Quế Trung nói: Để tạo ra một sản phẩm từ cây dó trầm cũng không đơn giản. Ngoài thời gian sinh trưởng cho cây khá dài, sau đó là thời gian tạo trầm cho cây dó và công đoạn tạo hình cũng tốn một thời gian với công sức khá nhiều và tỉ mỉ mới có được một sản phẩm. Nghề này có thu nhập cao hơn, ít tốn công sức lao động; song đòi hỏi tay nghề cao và người làm nghề phải có sự đam mê, lòng kiên trì. 

Làng nghề mỹ nghệ trầm hương truyền thống Trung Phước phát triển mạnh, đã và đang khẳng định uy tín thương hiệu làng nghề. Song song việc mở rộng quy mô làng nghề, các doanh nghiệp đang chú trọng chất lượng sản phẩm, mẫu mã và ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đối với mặt hàng được nhiều người ưu chuộng này. 

Ông Nguyễn Văn Hòa – Phó chủ tịch UBND huyện Nông Sơn cho biết: “Thời gian qua qua, xuất hiện ngày càng nhiều những chuyến xe đóng hàng chở trầm cảnh của các chủ doanh nghiệp tham gia thị trường các nước. Không còn những mặt hàng trưng bày có giá trị thấp vài triệu đồng, mà chủ yếu là đầu tư làm các sản phẩm có giá trị từ vài chục đến vài trăm triệu đồng để đưa đi tiêu thụ ở thị trường ngoài nước.” 

Lúc đầu để chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm, vài người bắt đầu bán dạo trầm hương xuyên quốc gia từ Trung Quốc, Hồng Kông sang Nhật Bản. Bây giờ, nhiều thanh niên của làng cũng bắt đầu lập công ty sản xuất trầm hương và mang hàng sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… để bán dạo. Thị trường trầm phát triển mạnh, nên từ một vài hộ, đến nay làng nghề đã có đến hàng trăm hộ tham gia. Không chỉ vươn lên thoát nghèo và làm giàu, những hộ này đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho gần 1.000 lao động địa phương và hàng trăm thanh niên đang theo học “gia nhập” làng nghề. Ngoài việc đầu tư xây dựng nhà cửa khang trang, đã có hơn chục doanh nghiệp trẻ mua sắm xe ô tô trị giá từ 1 đến hơn 2 tỷ đồng từ nguồn lãi sản phẩm trầm hương.

Về lại làng Trung Phước hôm nay, đâu đâu cũng bắt gặp cảnh đục đẽo, chạm khắc những cây dó trầm để tạo những tác phẩm rất độc đáo, để rồi từ đây những sản phẩm này được đem tiêu thụ tại thị trường TP HCM, Hà Nội và nước ngoài, mà nhất là thị trường Trung Quốc. Hiện nay, một số người ở các xã trên địa bàn cũng đã mạnh dạn đầu tư vốn mở xưởng làm trầm cảnh. Ngoài ra, nhiều lái trầm từ Trung Phước hiện đã vào định cư tại TPHCM, tiếp tục với nghề kinh doanh trầm, đã tác động tốt đến hoạt động chế biến, kinh doanh trầm tại quê nhà Trung Phước.

Lại thêm tin vui, làng nghề thủ công mỹ nghệ dó trầm hương xã Quế Trung là một trong những làng nghề của 5 huyện trên địa bàn tỉnh vừa được UBND tỉnh phân bổ vốn vay tín dụng ưu đãi hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề năm 2013với số vốn1 tỷ đồng. Đồng thời, UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương thu hồi hơn 4.700m2 đất (loại đất trồng cây hằng năm do các hộ gia đình, cá nhân và UBND xã Quế Trung quản lý sử dụng) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình làng nghề thủ công mỹ nghệ dó trầm hương.              

Để tạo chỗ đứng bền vững cho làng nghề, bên cạnh việc tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp giúp cho sản phẩm của làng nghề vươn ra xuất hiện ngày càng nhiều trong và ngoài nước, cũng như nâng cao giá trị kinh tế, huyện Nông Sơn đang xây dựng thương hiệu cho làng nghề và xem đây là mục tiêu quan trọng tạo nên cú hích cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Và làng nghề sản xuất hàng mỹ nghệ dó trầm là một điển hình tiêu biểu cả về mô hình triển khai lẫn hiệu quả kinh tế.

 

                                      

 

Huỳnh Sơn

Lượt xem:  3,186 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 5 1 2 3 4 5
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com