hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Vụ cá bắc: Hiệu quả chuyển đổi nghề (28/03/2014)
Mặc dù sản lượng khai thác không cao (18.000 tấn, bằng 86,48% cùng kỳ) nhưng vụ cá bắc ( từ tháng 9.2013 - 3.2014) đã cho thấy hiệu quả của khai thác gần bờ và việc chuyển đổi nghề.

Cuối tháng 3, bến cá Duy Hải (Duy Xuyên) chật kín tàu thuyền ghé đậu để bán hải sản vừa thu hoạch được. Ông Nguyễn Công Hoa (thôn An Lương, Duy Hải, Duy Xuyên), là chủ tàu cá có công suất 55CV theo nghề lưới cá trích, chia sẻ. “Chỉ ra biển từ chiều tối và vào bờ vào sáng sớm hôm sau, chúng tôi thu hoạch được 5 tạ cá trích. Với giá bán vào thời điểm này là 10 nghìn đồng/kg, gia đình chúng tôi thu được 5 triệu đồng, trừ chi phí còn lại 4 triệu đồng”. Ông Hoa còn cho biết từ đầu vụ đến nay, gia đình ông tích lũy được hơn 100 triệu đồng từ việc bám biển ngắn ngày. Tại các xã bãi ngang ven biển của huyện Thăng Bình như Bình Nam, Bình Hải, ngư dân cũng bội thu cá, mực với các chuyến biển ngắn ngày. Theo ông Hồ Thanh Tư - Chủ tịch UBND xã Bình Hải, dù chỉ đi biển bằng các phương tiện nhỏ như thuyền thúng, ghe nhưng ngư dân cũng thu nhập khá. “Rất nhiều ngư dân thu được vài triệu đồng sau một đêm sản xuất trên biển. Bởi vậy, ngư dân trên địa bàn hăng hái ra biển ngay sau khi cập bờ bán hải sản tươi thu hoạch được” - ông Tư nói.

Ngư dân thu hoạch cá trích trong vụ cá bắc.
Ngư dân thu hoạch cá trích trong vụ cá bắc.

Ông Nguyễn Văn Giỏi - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam cho biết, trong vụ cá bắc, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã phải sản xuất trong điều kiện bất lợi như thời tiết trên biển thất thường, chi phí tăng cao… Tuy nhiên, với tình cần cù, năng động, nhiều ngư dân đã biết tổ chức lại sản xuất, nắm rõ thông tin về ngư trường nên đã thành công với các chuyến biển ngắn ngày. “Trong vụ cá bắc, tại một số ngư trường truyền thống, các loại cá nổi xuất hiện không nhiều nên sản lượng đạt không cao như kỳ vọng. Tuy nhiên, nhìn chung, hiệu quả sản xuất không giảm do ngư dân biết tiết kiệm chi phí, bán trực tiếp hải sản trên biển, trong đó nghề lưới rê tầng đáy hiệu quả vượt trội. Nghề mới này có thể sẽ mở ra hướng sản xuất mới cho ngư dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến” - ông Giỏi nói. Cũng theo ông Giỏi, nghề lưới rê tầng đáy là một phương pháp khai thác hải sản tiến bộ mà ngư dân trên địa bàn tỉnh đã nhanh nhạy “cập nhật” được nhờ học hỏi tại một số địa phương. Đây là nghề không chỉ nâng cao sản lượng khai thác mà còn hạn chế mối lo ngại suy giảm nguồn lợi ven bờ.

Hiện tại, số ít ngư dân của huyện Núi Thành, Thăng Bình khai thác bằng nghề lưới rê tầng đáy. Theo ngành chuyên môn, nghề này khai thác được ở vùng có đáy biển phức tạp, ít tiêu tốn năng lượng, có thể khai thác ở vùng biển gần bờ lẫn xa bờ. Ông Võ Văn Năm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, với các ưu điểm vượt trội mà đặc biệt là hiệu quả sản xuất cao qua thực tiễn sản xuất trong thời gian qua, rất cần nhân rộng nghề này cho ngư dân trên địa bàn tỉnh. Hiện ngành chuyên môn đang tăng cường công tác điều tra nguồn lợi, quan trắc tại các vùng biển để cung cấp các bản tin ngư trường khai thác hiệu quả giúp ngư dân tăng sản lượng khai thác. Ngành nông nghiệp tỉnh cũng đang đề nghị Tổng cục Thủy sản tham mưu Chính phủ hỗ trợ trang thiết bị khai thác và bảo quản sản phẩm khai thác để nâng cao hiệu quả sản xuất của ngư dân.

NGUYỄN QUANG VIỆT

 

Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,543 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa
Trang 1 / 5 1 2 3 4 5
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com