Page 189 - SO TAY NTM NAM 2016

Basic HTML Version

Rà soát các điểm dân cƣ thƣa thớt, bức xúc thiếu đất sản xuất, nƣớc sinh
hoạt, nguy cơ cao về thiên tai để sắp xếp dân cƣ ổn định, phù hợp với tình hình
thực tiễn địa phƣơng và có tính định hƣớng, tầm nhìn về gia tăng dân số; đảm bảo
đất trồng trọt, chăn nuôi trƣớc mắt lẫn lâu dài và đẩy mạnh thực hiện Chƣơng trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Phối hợp với
các bộ, ngành Trung ƣơng hoàn thành việc lập và tổ chức thực hiện Đề án sắp xếp
dân cƣ gắn với sản xuất, bảo vệ vành đai rừng biên giới đối với các xã giáp ranh với
nƣớc bạn Lào.
4- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng, phát triển tiểu
thủ công nghiệp và làng nghề
Lồng ghép, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài
nƣớc để phát triển kết cấu hạ tầng các huyện miền núi; ƣu tiên nguồn lực đầu tƣ
nâng cấp, mở rộng, xây dựng các tuyến đƣờng giao thông kết nối liên vùng sản
xuất hàng hóa, nâng cấp các tuyến đƣờng liên xã theo tiêu chuẩn phù hợp với quy
mô cấp đƣờng của nông thôn mới; phát triển hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thủy
lợi, nƣớc sạch... Thúc đẩy và phối hợp với các bộ, ngành Trung ƣơng để sử dụng
các nguồn vốn đầu tƣ có trọng tâm, đạt hiệu quả cao. Kêu gọi, thu hút đầu tƣ theo
hình thức hợp tác công tƣ (PPP) và các hình thức đầu tƣ khác phù hợp. Đẩy mạnh
hơn nữa các cơ chế ƣu đãi để thu hút các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đầu tƣ
về nông nghiệp, nông thôn miền núi.
Đầu tƣ phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu Đắc Ốc (Nam Giang), Kà Lùm (Tây
Giang); tăng cƣờng giao lƣu, hợp tác kinh tế quốc tế nhằm thu hút đầu tƣ trong và
ngoài nƣớc thông qua hai cửa khẩu này. Xây dựng các điểm, cụm công nghiệp, các
cơ sở tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm nghiệp ở những nơi có điều kiện;
khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo ra
hƣớng phát triển mới đối với làng nghề và du lịch ở miền núi Quảng Nam.
5- Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc và đẩy mạnh phân công,
phân cấp quản lý
Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các chƣơng trình, dự án phát
triển nông nghiệp và nông thôn tại các huyện miền núi, nhất là theo dõi, giám sát,
đánh giá, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc, tăng cƣờng phân công,
phân cấp cho chính quyền địa phƣơng đi đôi với tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng
trong chỉ đạo, điều hành, chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả tổ chức thực hiện
các chƣơng trình, dự án trên địa bàn. Rà soát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho một
189