Điều 17. Cơ chế hỗ trợ đầu tƣ
1. Ngân sách trung ƣơng hỗ trợ đối với các dự án có mức hỗ trợ từ ngân sách
nhà nƣớc từ nhóm C trở lên và thời gian thực hiện dự án theo chu kỳ lâm sinh và
sản xuất đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hỗ trợ sau đầu tƣ: Nhà nƣớc ƣu tiên thanh toán tiền trồng rừng đối với
diện tích (đƣợc giao, khoán) cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự bỏ vốn để trồng
rừng (giai đoạn 2016 - 2020) theo quy định của Chính sách này ngay sau khi
nghiệm thu thành rừng theo quy định.
3. Các khoản hỗ trợ từ ngân sách cho khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái
sinh rừng, trồng rừng, chế biến gỗ là hỗ trợ đầu tƣ và sau đầu tƣ không tính vào
khoản thu nhập chịu thuế (thuế thu nhập) của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng
đồng.
4. Ngân sách trung ƣơng chỉ tập trung hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách các
tỉnh còn phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ƣơng và một số dự án quan trọng có
tính chất lan tỏa cao của các tỉnh do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định; các tỉnh
không thuộc đối tƣợng trên, có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phƣơng để thực
hiện theo quy định tại Quyết định này.
5. Trong cùng một nội dung hỗ trợ có nhiều chính sách khác nhau quy định
thì tổ chức, cá nhân, cộng đồng chỉ đƣợc nhận hỗ trợ từ một chính sách mà có lợi
nhất cho đối tƣợng nhận hỗ trợ.
Chƣơng V
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Về đất đai
1. Đối với đất đƣợc quy hoạch để trồng rừng sản xuất mà hiện nay do các tổ
chức của Nhà nƣớc quản lý nếu chƣa có đủ điều kiện để giao đất cho các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng thì trƣớc khi áp dụng Quyết định này, các tổ
chức của Nhà nƣớc phải thực hiện khoán đất lâm nghiệp ổn định lâu dài (tối thiểu
một chu kỳ trồng rừng) để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng
rừng sản xuất.
2. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí quy hoạch sử dụng đất, giao đất, giao rừng, cho thuê đất, khoán
đất trồng rừng sản xuất, lập dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất đƣợc sử dụng từ
nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc quy định tại Quyết định này.
151