3. Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ để cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn.
4. Nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam thông qua việc sử
dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ.
Điều 8. Mức cho vay và phƣơng thức cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận mức cho vay phù hợp với quy
định của pháp luật.
2. Căn cứ vào phƣơng án, dự án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, mục
đích sử dụng vốn vay của khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận
áp dụng phƣơng thức và quy trình thủ tục cho vay phù hợp, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi tối đa cho khách hàng nhƣ cho vay lƣu vụ, cho vay theo hạn mức tín
dụng, cho vay từng lần và các phƣơng thức cho vay khác phù hợp với quy định
pháp luật.
3. Tổ chức tín dụng có thể ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện
toàn bộ hoặc một số khâu của nghiệp vụ tín dụng khi cho vay đối với khách hàng.
Việc ủy thác và nhận ủy thác đƣợc thực hiện theo quy định hiện hành của pháp
luật.
Điều 9. Cơ chế bảo đảm tiền vay
1. Tổ chức tín dụng đƣợc xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm
hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã và chủ trang trại đƣợc tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm
theo các mức nhƣ sau:
a) Tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cƣ trú ngoài khu vực
nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ trƣờng
hợp nêu tại Điểm c Khoản 2 Điều này);
b) Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cƣ trú tại địa bàn nông
thôn; cá nhân và hộ gia đình cƣ trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết
trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp (trừ trƣờng hợp nêu
tại Điểm c Khoản 2 Điều này);
c) Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tƣ cây công nghiệp,
cây ăn quả lâu năm;
d) Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh;
14