Page 78 - SO TAY NTM NAM 2016

Basic HTML Version

cấp và các cán bộ đƣợc phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám
sát, đánh giá;
+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo;
+ Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc; tổ chức hội
thảo, hội nghị về giảm nghèo;
+ Xây dựng khung kết quả của Chƣơng trình, gồm: hệ thống các mục tiêu,
chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án giảm nghèo
tiếp cận đa chiều; xây dựng chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các
biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử
dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện;
+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chƣơng
trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất (khi cần thiết);
+ Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm; tổ chức điều tra, đánh giá đầu
kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp;
+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo
ở các cấp.
- Phân công thực hiện:
+ Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
liên quan hƣớng dẫn tổ chức thực hiện Dự án;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện Dự án trên địa
bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo
định kỳ, đột xuất.
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 575 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ƣơng: 331 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phƣơng: 164 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 80 tỷ đồng.
7. Các giải pháp chủ yếu thực hiện Chƣơng trình:
78