6. Cơ chế đầu tƣ:
a) Chủ đầu tƣ các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là
Ban Quản lý Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xã (gọi tắt là Ban Quản lý xã) do Ủy
ban nhân dân xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi
có trình độ chuyên môn mà Ban Quản lý xã không đủ năng lực và không nhận làm
chủ đầu tƣ thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ
đầu tƣ và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã.
b) Đối với các Dự án nhóm C quy mô nhỏ thực hiện theo cơ chế đặc thù rút
gọn theo quy định của Chính phủ.
Đối với các Dự án khác thực hiện theo các quy định hiện hành.
c) Lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng các xã
thực hiện theo 2 hình thức:
- Lựa chọn theo hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng: Lựa chọn cộng
đồng dân cƣ, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ tại địa phƣơng nơi có gói thầu thực
hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu;
- Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu.
Khuyến khích thực hiện theo hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng.
d) Ban giám sát cộng đồng gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ
quốc xã, các tổ chức xã hội và đại diện của cộng đồng dân cƣ hƣởng lợi công trình
do dân bầu thực hiện giám sát các công trình cơ sở hạ tầng xã theo quy định hiện
hành về giám sát đầu tƣ của cộng đồng.
7. Hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới:
a) Vận động, hợp tác với các tổ chức quốc tế hỗ trợ tƣ vấn và kỹ thuật cho
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
b) Tranh thủ hỗ trợ vốn và vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế và các đối
tác phát triển quốc tế để tăng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
8. Điều hành, quản lý Chƣơng trình:
a) Thành lập hệ thống bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện Chƣơng trình từ
Trung ƣơng đến cơ sở:
- Thành lập Ban chỉ đạo các cấp:
+ Ở Trung ƣơng: Thủ tƣớng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia cấp Trung ƣơng do một Phó Thủ tƣớng Chính phủ
54