- Nội dung số 03: Xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống giám sát, đánh
giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chƣơng trình trên cơ sở áp dụng
công nghệ thông tin.
- Nội dung số 04: Truyền thông về xây dựng nông thôn mới.
c) Cơ quan chủ trì, hƣớng dẫn thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hƣớng dẫn thực hiện các
nội dung số 01, 02, 03.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin
và Truyền thông và các Bộ, ngành, liên quan hƣớng dẫn thực hiện nội dung số 04.
IV. DỰ KIẾN TỔNG MỨC VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN LỰC THỰC
HIỆN CHƢƠNG TRÌNH
1. Vốn ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chƣơng trình giai
đoạn 2016-2020:
Tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nƣớc tối thiểu là 193.155,6 tỷ
đồng, trong đó:
a) Ngân sách trung ƣơng: 63.155,6 tỷ đồng;
b) Ngân sách địa phƣơng: 130.000 tỷ đồng.
Trong quá trình điều hành, Thủ tƣớng Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách
trung ƣơng để có thể hỗ trợ thêm cho Chƣơng trình và có giải pháp huy động hợp
lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc để thực hiện Chƣơng trình.
2. Cơ cấu nguồn vốn:
a) Vốn ngân sách (Trung ƣơng và địa phƣơng), bao gồm:
- Vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của Chƣơng trình: khoảng 24%.
- Vốn lồng ghép từ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững;
các chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn:
khoảng 6%.
b) Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ƣu đãi và tín dụng thƣơng mại): khoảng
45%.
c) Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng
15%.
d) Huy động đóng góp của cộng đồng dân cƣ: khoảng 10%.
49