Page 184 - SO TAY NTM NAM 2016

Basic HTML Version

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn những tồn tại, hạn chế,
đó là: kinh tế - xã hội miền núi phát triển còn chậm, thiếu bền vững. Kết cấu hạ
tầng chƣa đồng bộ, còn thiếu và yếu. Chính sách đầu tƣ miền núi, vùng đặc biệt
khó khăn còn dàn trải; nguồn vốn đầu tƣ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Đời sống
nhân dân miền núi còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; tập tục
lạc hậu vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Việc khảo sát, nghiên cứu về văn hóa của
ngƣời dân chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, từ đó dẫn đến đề xuất, tham mƣu chính
sách chƣa đƣợc sâu sát, hiệu quả thấp. Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động
thực hiện chƣa thƣờng xuyên, hiệu quả chƣa cao. Nhận thức và trách nhiệm của
một bộ phận cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp về thực hiện chính
sách dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế - xã hội miền núi chƣa đƣợc đầy đủ; vẫn
còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Chất lƣợng
nguồn nhân lực còn yếu, đa số đội ngũ cán bộ cơ sở chƣa đáp ứng yêu cầu...
II- VỀ QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1- Quan điểm
- Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng
bộ và cả hệ thống chính trị trên cơ sở vận dụng đúng đắn, sáng tạo các quan điểm,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc vào tình hình thực tế miền núi của
tỉnh.
- Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tƣ phát triển toàn diện kinh tế, văn
hóa, xã hội khu vực miền núi, chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn
nhân lực, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Có chính sách hỗ trợ kịp
thời, hiệu quả để phát triển miền núi của tỉnh.
- Đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi phải trên cơ sở tổng thể, toàn
diện, dựa trên nguyên tắc của sự phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa giữa phát
triển kinh tế, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, quản lý, bảo vệ rừng, môi
trƣờng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí, giảm nghèo bền
vững; gắn việc phát triển kinh tế với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của
đồng bào dân tộc thiểu số, xóa bỏ tập tục lạc hậu, ổn định an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội khu vực miền núi.
2- Mục tiêu
2.1- Mục tiêu chung
Phát huy tối đa mọi tiềm năng, lợi thế của miền núi và huy động hiệu quả các
nguồn lực để phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho nhân dân miền núi gắn với giảm nghèo bền vững, xây dựng
184