Page 180 - SO TAY NTM NAM 2016

Basic HTML Version

nhân dân chỉnh trang vƣờn nhà, cải tạo vƣờn tạp, bố trí khu chăn nuôi hợp lý và có
hệ thống xử lý thải; từng bƣớc đƣa làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn vào
khu tập trung, để kiểm soát việc xử lý môi trƣờng, hạn chế ô nhiễm. Tiếp tục đầu tƣ
xây dựng hệ thống nƣớc sạch nông thôn; hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu
số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn đầu tƣ nƣớc sạch phân tán
nhằm nâng cao tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh.
2.5- Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, củng cố và nâng cao hiệu
quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã
Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết
Trung ƣơng 5 khóa IX và Kết luận số 56-KL/TW, ngày 21-02-2013 của Bộ Chính
trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể với nòng cốt
là hợp tác xã; hoàn thành việc chuyển đổi các hợp tác xã trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn theo Luật Hợp tác xã, đồng thời giải thể dứt điểm những hợp tác
xã thua lỗ, nợ tồn đọng kéo dài. Nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt
động hiệu quả ở các địa phƣơng; rà soát, hƣớng dẫn, hỗ trợ mạnh hơn đối với các
tổ hợp tác đánh bắt trên biển.
Tăng cƣờng các hình thức hợp tác, liên kết, hỗ trợ cho nông dân trong sản
xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản; tổ chức thực hiện tốt cơ chế khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tƣ vào lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển, giảm dần sản xuất
nhỏ lẻ, manh mún, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thâm canh gắn
với công nghiệp chế biến và thị trƣờng, phù hợp với quy hoạch sản xuất nông, lâm,
ngƣ nghiệp.
2.6- Đổi mới và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn
Thực hiện có hiệu quả chƣơng trình dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Đổi mới nội dung,
chƣơng trình, quy trình và phƣơng pháp đào tạo cho lao động nông thôn, kết hợp
hiệu quả giữa lý thuyết và thực hành; đẩy mạnh hình thức dạy nghề theo hƣớng liên
kết với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động. Chú trọng dạy nghề cho thanh
niên nông thôn, nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, ngƣời thuộc hộ nghèo, hộ
cận nghèo, ngƣời khuyết tật, ngƣời dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tƣợng
chính sách và lao động ở vùng đô thị hóa. Không tổ chức dạy nghề khi chƣa dự báo
đƣợc nơi làm việc và mức thu nhập của lao động sau khi học nghề.
180