chuẩn nông thôn mới, huyện Phú Ninh đạt chuẩn huyện nông thôn mới và thị xã
Điện Bàn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thu nhập hộ nông dân
đƣợc nâng lên đáng kể, bình quân đạt 21,108 triệu/ngƣời/năm, tăng 2,07 lần so với
năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo từ 20,90% năm 2011 giảm còn 10,03% năm 2015 (theo
chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015), bình quân mỗi năm giảm hơn 2,7%, đạt chỉ
tiêu nghị quyết Đại hội XX đề ra (giảm từ 2,5 - 3%).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn những tồn tại, hạn chế,
đó là: Cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch chậm;
một số lĩnh vực phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng nhƣ lâm nghiệp, thủy
sản, chăn nuôi... Hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất đƣợc cải thiện nhƣng còn
thiếu đồng bộ; hệ thống kết cấu hạ tầng sản xuất, dân sinh một số nơi chƣa đáp ứng
kịp thời nhu cầu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi. Quy mô sản xuất vẫn chƣa
đƣợc cải thiện, còn phân tán và nhỏ, mức độ cơ giới hóa và ứng dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ còn thấp.
Đời sống của nông dân có đƣợc nâng lên nhƣng
không đều, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn cao so với bình quân chung của cả nƣớc.
Chênh lệch về thu nhập, mức sống, mức hƣởng thụ các dịch vụ phúc lợi giữa nông
thôn và thành thị, giữa vùng đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn
cao. Đào tạo nghề chƣa gắn với nhu cầu thực tiễn. Khả năng ứng phó với thiên tai
thấp, ô nhiễm môi trƣờng ngày càng gia tăng...
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, trƣớc hết là do các nguyên nhân
khách quan nhƣ địa bàn khu vực nông thôn, miền núi rộng lớn nên khó khăn trong
việc đầu tƣ kết cấu hạ tầng đồng bộ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ
cấu lao động. Môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trƣờng diễn biến phức
tạp, nhất là khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các sản phẩm nông nghiệp khó
có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nông nghiệp các nƣớc và khu vực. Tỉnh ta
nằm ở vùng địa lý thƣờng xuyên bị tác động bởi thiên tai và là vùng chịu tác động
trực tiếp của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét (bão, lũ, hạn hán, nhiễm mặn, mƣa
ngập…). Tuy nhiên, quan trọng và quyết định là do các nguyên nhân chủ quan sau:
các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và các ngành chức năng trong lãnh đạo,
chỉ đạo, quản lý, điều hành có lúc có nơi chƣa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong
triển khai thực hiện Nghị quyết. Quản lý nhà nƣớc trên một số lĩnh vực hiệu lực, hiệu
quả chƣa cao. Một số cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chậm điều chỉnh cho phù
hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Nguồn lực đầu tƣ cho
nông nghiệp, nông thôn chƣa đáp ứng với yêu cầu phát triển.
II- MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM GIAI ĐOẠN
2016 - 2020
174