hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Nuôi dưỡng giấc mơ làm thực phẩm sạch (03/04/2019)
Tạm gác công việc ổn định, chuyển hướng lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, chị Bùi Thị Hồng Thu (sống tại Thăng Bình) dày công đầu tư sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn. Và bước đầu, chuỗi sản phẩm dầu mè, dầu phụng, đường đen tiếp cận được các siêu thị, cửa hàng bán thực phẩm an toàn.
Vùng sản xuất nguyên liệu của NOOM tại xã Đại Thắng. Ảnh: TR.NHAN
Vùng sản xuất nguyên liệu của NOOM tại xã Đại Thắng. Ảnh: TR.NHAN

Tạo chuỗi sản phẩm

Từ số tiền vốn tích cóp được qua nhiều năm làm trong lĩnh vực xuất khẩu, chị Bùi Thị Hồng Thu đã rẽ hướng làm nông nghiệp an toàn. Hướng đi của chị bắt đầu từ những sản phẩm được các bà nội trợ sử dụng trong bữa ăn hằng ngày như dầu mè, dầu phụng, đường mía… Để tạo sản phẩm an toàn, chị Thu cùng với địa phương và bà con nông dân chọn vùng sản xuất, bỏ đất hoang qua mấy mùa để xử lý chất tồn dư, xử lý đất với phân vi sinh, mùn, trấu, bánh dầu… mới trồng cây nguyên liệu.

Chị Thu liên kết với 10 hộ nông dân thôn Xuân Nam (xã Đại Thắng, Đại Lộc), thuê đất của nông dân với giá 10 triệu đồng/sào/năm, cung ứng phân bón vi sinh, vôi, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Toàn bộ quy trình sản xuất, thu hoạch, ép dầu được ghi chép, từng bước chuẩn hóa quy trình. Đậu phụng, mè nguyên liệu qua sơ chế, phân loại hạt được đưa vào ép lạnh, đóng chai, dán nhãn mác “NOOM”. Việc chuẩn hóa quy trình sản xuất giúp khâu quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuận tiện. Được sự hỗ trợ của xã Đại Thắng và Ban dân chính thôn Xuân Nam, nông dân thôn Xuân Nam cùng chị Thu mở rộng vùng sản xuất ra 10ha trong năm 2019.

Song, “vạn sự khởi đầu nan” với sản phẩm đường mía, chị trải qua nhiều lần thất bại khi cho ra sản phẩm chưa đạt yêu cầu trong bảo quản do chất lượng mía nguyên liệu chưa đạt. Chấp nhận lỗ, phá bỏ nguyên liệu, chị tìm kiếm giống mía chất lượng trồng lại từ đầu. Chị nghĩ cách cải tiến mẫu mã, thiết kế khuôn vuông vức, dạng thỏi, dễ vận chuyển, bảo quản, đóng gói đẹp mắt, gắn logo, nhãn mác, giá niêm yết 235 nghìn đồng/gói 2 ký. “Việc sử dụng thường xuyên đường tinh luyện gây hại cho sức khỏe và làm gia tăng nguy cơ gây tiểu đường, béo phì và nhiều bệnh. Tôi muốn quay lại với dòng sản phẩm truyền thống, tất nhiên phải theo quy trình sản xuất an toàn” - chị Thu nói. Chị Thu dự tính mở rộng vùng trồng mía một vài héc ta, chị sẽ hỗ trợ một số hộ liên kết sản xuất mía đường vùng Nông Sơn có điều kiện xây dựng lại nhà xưởng kiên cố, đảm bảo hơn.

Lòng tin là thương hiệu

“NOOM”- tên thương hiệu từ cách phát âm chữ “Nôm” của người Quảng. NOOM đi từng bước nhỏ nhưng chắc, vì lâu dài hơn là lợi ích trước mắt. Chị Thu tập trung vào việc hình thành các kênh phân phối sỉ lẻ, sẵn sàng chia sẻ với người tiêu dùng về thực phẩm an toàn qua mạng xã hội. “Giá sản phẩm được tính toán rõ ràng, trả công xứng đáng cho người lao động. Ngược lại, tôi yêu cầu cao về chất lượng ở người sản xuất. Sự cạnh tranh về giá cả, thị trường rất lớn, nhưng đổi lại, người tiêu dùng có thể sử dụng dầu, đường thô nguyên chất, không pha trộn bất cứ phụ gia gì. Tôi không đầu tư mạnh cho marketing mà tập trung chất lượng” - chị Thu chia sẻ.

Chị Thu chịu khó nghiên cứu, chia sẻ bí quyết phân biệt thực phẩm sạch và không sạch qua mạng xã hội, từ kinh nghiệm mình đúc kết được. Trang cá nhân của chị có số lượng người theo dõi lớn. Với những đại lý kinh doanh thực phẩm sạch, chị xây dựng bảng kê khai chi tiết về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hàng hóa, ưu, giá thành sản phẩm để đối tác có thông tin đầy đủ, chi tiết nhất. “Có lẽ bản thân người tiêu dùng phải mất một thời gian để tự đánh giá, cảm nhận và lựa chọn sản phẩm cho bữa ăn hằng ngày của mình, họ phải tự trải nghiệm, nhận biết sản phẩm sạch và không sạch, nên thay vì đi quảng bá, tôi sẽ đầu tư vào chất lượng” - chị Thu nói.

Chặng đường phát triển của NOOM không chỉ có hoa hồng mà còn nhiều chông gai. Đó là câu chuyện liên kết, đầu ra ổn định cho nông sản khi mở rộng vùng sản xuất, cuộc chiến giữa thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn về giá, về thị trường. Việc chuẩn hóa quy trình sản xuất, chế biến đến tiêu thụ cũng thách thức mà một cơ sở sản xuất nhỏ phải đối mặt, nhưng chị Thu tự tin chia sẻ rằng mình có quyết tâm với hướng đi này nên hy vọng sẽ thành công.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  867 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 47 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 20
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com