hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Điện Bàn xây dựng những cánh đồng sản xuất lúa hàng hóa (13/09/2018)
Thị xã Điện Bàn là một trong những địa phương thực hiện khá thành công trong công tác tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt, địa phương này bắt đầu quy hoạch những cánh đồng lúa cho năng suất, chất lượng theo hướng hữu cơ ngày càng nhiều. Công tác chỉnh trang đồng ruộng, dồn điền đổi thửa và xây dựng những cánh đồng cho thu nhập cao đã nhận được sự đồng thuận từ phía người nông dân.

Điện Bàn đẩy mạnh xây dựng cánh đồng mẫu lớn

Năm 2012, thôn La Hòa có 65ha diện tích đất nông nghiệp với khoảng 900 thửa ruộng manh mún, nhiều bờ vùng bờ thửa gây khó khăn cho việc thâm canh, sản xuất. Trong vòng 5 năm, địa phương đã tuyên truyền, vận động nhân dân hiến mỗi nhân khẩu 50 m2 đất, đồng thời chỉnh trang, mở rộng 8 tuyến GTNĐ, nâng cấp và mở rộng nhiều hệ thống kênh tưới, tiêu. Các cánh đồng sau dồn điền đổi thửa khá hoàn chỉnh, người dân nhân áp dụng khoa học, kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất. Nhờ đó năng suất tăng khá cao so với khi chưa thực hiện dồn điền đổi thửa. Về điều này, Ông Nguyễn Mạnh Tường- Trưởng thôn La Hòa, xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn cho biết: “Hiệu sảu kinh tế sau đồn điền đổi thửa rất cao, năng suất lúa tăng 1,5 tấn/ha so với khi chưa dồn điền đổi thửa. Nhờ đó đời sống bà con nông dân trong thôn cũng khá hơn. Chưa kể đến sau khi dồn điền đổi thửa, máy móc, cơ giới hóa dần thay thế cho sức lao động của bà con nhân dân, vì vậy ai nấy đều rất phát khởi và đồng tình thực hiện Chủ trương này”

Từ những thành công của một số địa phương, trong 4 năm qua, thị xã Điện Bàn tiếp tục tổ chức cải tạo, chỉnh trang hoàn tất 173 ha, nâng tổng diện đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho công tác dồn điền đổi thửa hơn 1 ngàn ha. Hoạt động cải tạo đồng ruộng thực hiện theo quy chế dân bàn, dân biết, dân kiểm tra. Những cánh đồng sau chỉnh trang, đồn điền đổi thửa nhận được sự đồng thuận cao từ phía người dân. Về diều này, Ông Nguyễn Đức Chơi- Trưởng phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn cho biết “ Ngoài cơ chế 23 của tỉnh, Điện Bàn đã bổ sung thêm một số chính sách ưu tiên về  quy hoạch đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng như :hỗ trợ thêm 1 triệu, cùng với 2 triệu hỗ trợ từ Cơ chế 23 của tỉnh để hỗ trợ người dân chỉnh trang đồng ruộng, chỉnh lý đất đai. Sau 7 năm, Điện Bàn đã hình thành nên các cánh đồng mẫu vuông vứt, giúp bà con nông dân dễ dàng đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, đồng thời liên kết với các công ty sản xuất lúa giống, giúp người dân bao tiêu sản phẩm. Nhờ đó, không những năng suất lúa tăng mà thu nhập của người dân từ đó cũng tăng lên rõ rệt”

Để thực hiện hiệu quả “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Điện Bàn xác định trước hết phải trung cho công tác dồn điền đổi thửa. Bước tiếp theo là công tác tích tụ ruộng đất, xây dựng những cánh đồng chất lượng cao theo hướng bền vững. Đồng thời, các địa phượng thực hiện hợp đồng liên danh, liên kết với các doanh nghiệp để cung ứng và tiêu thụ sản phẩm sau khi thu hoạch, góp phần tăng thu nhập cho nông dân./.

Hoàng Oanh

Lượt xem:  960 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 20
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com