hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Các "siêu nông dân" hội tụ về Thủ đô sẻ chia chuyện làm giàu (21/09/2017)
Đến từ nhiều vùng miền khác nhau, mỗi người một vị trí, một công việc, nhưng tất cả các đại biểu về dự Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi lần thứ V (giai đoạn 2012 – 2017) mà phóng viên Báo NTNN gặp gỡ chiều 18.9 đều có chung cảm xúc hân hoan, phấn khởi và tự hào.

Hội tụ giữa thủ đô

Dù vừa trải qua chuyến đi dài và khá mệt, nhưng ông Lâm Se (sinh năm 1962, dân tộc Khmer), đến từ Sóc Trăng, tỏ ra rất phấn chấn. “Tôi ra Hà Nội đã nhiều lần, nhưng lần này được dự hội nghị Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc 5 năm mới tổ chức một lần, tôi rất vui và phấn khởi. Với mô hình nuôi bò sữa, trồng lúa, mỗi năm gia đình tôi thu lãi hơn 1 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 120 lao động”.

Còn chị Bùi Thị Sử - dân tộc Mường, đại biểu nữ duy nhất của tỉnh Sơn La, tâm sự: “Đây là lần đầu tiên tôi được tham dự hội nghị Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi quy mô toàn quốc. Tôi đã chuẩn bị một bộ trang phục dân tộc người Mường thật đẹp để dự ngày trọng đại này”.

cac "sieu nong dan" hoi tu ve thu do se chia chuyen lam giau hinh anh 1

Niềm vui gặp mặt của các đại biểu về thủ đô Hà Nội tham dự hội nghị.   ảnh: Thu Hà  

Ngồi bên cạnh chị Sử, câu chuyện về trồng giống táo sơn tra (táo mèo, một đặc sản vùng Tây Bắc) của anh Giàng A Chinh, sinh năm 1979, người dân tộc Mông, đã thu hút nhiều người nghe. Anh Chinh cho biết, anh bắt đầu trồng táo mèo từ năm 2002 với quy mô 7ha. Đến nay, anh đã mở rộng diện tích trồng lên 39ha, trong đó mới có hơn 7ha cho thu hoạch. “Giống táo mèo này phải trồng đến năm thứ 5 mới cho quả bói, từ năm thứ 7 mới cho thu hoạch đại trà. Giống táo này ra hoa từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch hàng năm thì cho thu hoạch. Những năm gần đây,  táo mèo được người dân thành phố ưa chuộng nên thu nhập cũng khá hơn. Bình quân, với giá bán 8.000 đồng/kg, mỗi năm tôi thu nhập hơn 300 triệu đồng từ 7ha táo này”.

Ngay từ phút đầu gặp mặt, những câu chuyện giữa các nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cứ “chảy” không ngừng với nhiều cách làm hay, những cây trồng, vật nuôi đang được thị trường ưa chuộng; những sản phẩm từ các làng nghề đang thu hút người tiêu dùng trong và ngoài nước; những dịch vụ mới đang phát triển ở nông thôn… được nêu ra. Cũng dễ hiểu, bởi hơn 300 đại biểu nông dân giỏi tham dự hội nghị đều là những người tiên phong, mạnh dạn trong đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn…

Cơ hội học hỏi, chia sẻ

Ông Lâm Se, chị Bùi Thị Sử, anh Giàng A Chinh, anh Nguyễn Tuấn Anh và nhiều đại biểu khác đều không giấu được niềm vui, sự tự hào và phấn khởi khi bản thân là những người ND quanh năm “chân lấm tay bùn”, nay được gặp nhau giữa thủ đô và được biểu dương, khen thưởng tại hội nghị 5 năm mới có một lần…
 

Năm 2016 và 2017, trong khi tình hình thị trường nông sản toàn cầu phục hồi chậm chạm theo đà tăng trưởng của kinh tế; sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn trong nước vốn chịu nhiều rủi ro, thiên tai, nhưng qua các mô hình sản xuất, kinh doanh của 300 đại biểu dự hội nghị sẽ khiến nhiều người thêm vững tin hơn vào bản lĩnh vượt khó, vươn lên học hỏi, làm giàu của nông dân Việt Nam. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp dần đã định hình được hướng phát triển phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước, quốc tế, theo định hướng của Hội NDVN và của Chính phủ…

Như lời anh Giàng A Chinh, giống táo mèo mà anh đang trồng hàng chục ha ra quả rất bập bõm, cứ một năm ra quả thì sang năm lại mất mùa. “Tôi rất hy vọng tại hội nghị lần này với sự tham gia của các nông dân giỏi, các nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp, tôi sẽ được học hỏi thêm kỹ thuật trồng, chăm sóc giống cây này để nâng cao năng suất, sản lượng…”.

Câu chuyện vươn khơi bám biển của thuyền trưởng trẻ Nguyễn Tuấn Anh (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) nhận được nhiều sự thán phục của mọi người. Mới 37 tuổi nhưng anh Tuấn Anh đã là thuyền trưởng tàu cá hạng IV nhiều năm nay. Hiện nay, tàu cá của anh đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 16 lao động. Bên cạnh đó, anh Tuấn Anh còn vận động ngư dân tham gia Tổ đoàn kết trên biển gồm 12 tàu để hỗ trợ nhau trong khai thác, cứu hộ, tìm kiếm ngư trường.

“Quảng Bình là 1 trong những tỉnh bị thiệt hại nặng do sự cố môi trường biển năm 2016 và mới nhất là thiệt hại do cơn bão số 10. Biết tôi đến từ Quảng Bình, lại trực tiếp vươn khơi bám biển nên rất nhiều cô bác nông dân dù không quen biết cũng đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với thiệt hại sau bão của bà con Quảng Bình. Tôi thực sự rất xúc động với tấm chân tình của mọi người” - anh  Tuấn Anh bày tỏ./.

Theo Danviet.vn

Lượt xem:  749 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 22 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com