hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Chuyển đổi mô hình nuôi thủy sản (29/08/2016)
Vụ 1 năm 2016 vừa rồi, anh Mai Văn Trưởng (thôn Phú Quý, xã Tam Phú, Tam Kỳ) thả hơn 1 triệu tôm giống trên diện tích gần 2ha (gồm 8 ao nuôi). Nhưng chỉ được 7 ngày, số tôm giống bắt đầu chết dần. Sau một tháng, số tôm giống anh Trưởng thả ban đầu đã mất trắng, gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng.


Anh Trưởng cho biết, đây không phải là lần đầu tôm bị dịch, nhưng những lần trước không đến mức mất trắng như vậy. Bắt đầu vào vụ 2 năm nay, nghe một số hộ ở thôn khác chỉ cách nuôi ghép tôm với con cua xanh rất hiệu quả nên anh đã làm thử. Anh Trưởng đầu tư mua 3.000 con cua giống (1 con giống có giá 700 đồng) thả chung với 5 vạn tôm và rải đều cho các hồ. Đến nay, sau 2 tháng thử nghiệm, trung bình 1 con cua đã đạt khoảng 2 lạng, ở mức này đã có thể bán được với giá khá cao, khoảng 30 nghìn đồng/con. Điều đáng nói, kể từ lúc nuôi ghép cua xanh với tôm đến nay, các hồ nuôi của anh Trưởng chưa xảy ra dịch bệnh và tôm vẫn phát triển bình thường.

Cũng nhiều lần “trắng tay” với việc nuôi tôm như anh Trưởng, ông Mai Xuân Nhĩ (57 tuổi, ở tại thôn Thanh Đông, xã Tam Thanh, Tam Kỳ) mất một thời gian dài để tìm hướng chuyển đổi con vật nuôi khác có hiệu quả và ổn định hơn. Tháng 10.2015, được sự hỗ trợ về con giống của Trung tâm Ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ, ông Nhĩ quyết định chuyển sang nuôi cá chẻm trên diện tích 4 sào (1 hồ) của mình. Ông được hỗ trợ 1.500 con cá giống, sau 4,5 tháng, mẻ cá đầu tiên được thu hoạch và bán với giá 100 nghìn đồng/kg, ông lãi thuần được gần 50 triệu đồng. “Nuôi cá chẻm ít rủi ro hơn so với nuôi tôm. Trong vòng 2 - 3 tháng đầu, thức ăn dành cho loài cá này có thể tự kiếm được từ sông như tép, cá vặt... Tuy vậy, cá đến mùa thu hoạch không thể xuất với số lượng lớn vì đầu ra không đảm bảo. Vào những mùa nước nhạy cảm, tôi chuyển sang nuôi cá chẻm này thì thấy hiệu quả hơn nhiều” - ông Nhĩ cho biết.

Theo Trung tâm Ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ, từ năm 2012 đến nay, trung tâm đã phối hợp với các phòng, ban liên quan liên tục triển khai nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản mới cho người dân ở các xã Tam Thăng, Tam Phú, Tam Thanh. Trong đó, những mô hình nuôi ghép tôm thẻ với các con vật nuôi khác như cá chim biển vây vàng, cá diêu hồng, cá đối mục, cua xanh hoặc chuyển đổi từ tôm sang nuôi cá chẻm ở những vùng nước không ổn định đã bước đầu cho thấy hiệu quả. Đặc biệt, trên địa bàn Tam Kỳ hiện nay đã có một trại sản xuất giống cua xanh với quy mô cung cấp một đợt lên đến 4 vạn con. Nếu sắp tới, nhu cầu của người dân tăng cao, trại sẽ tiếp tục mở rộng để phục vụ.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ cho biết: “Hiện chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định được việc nuôi ghép tôm với các con vật nuôi khác sẽ giảm được dịch bệnh và cho năng suất cao hơn. Tuy nhiên, qua khảo sát trong thời gian dài, chúng tôi ghi nhận được phản ánh đó từ người dân. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích người dân áp dụng những mô hình chuyển đổi cách nuôi trồng thủy sản mới này”.

Theo baoquangnam.com.vn

 

Lượt xem:  545 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 222 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 70 110 150 190 220
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com