hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Nông sản an toàn, quyết định từ ý thức của người nông dân (23/06/2016)
Ngày 22/6, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch công tác của Ban Điều phối năm 2016 và góp ý kiến dự thảo Qui định tạm thời tiêu chí, yêu cầu đối với sản phẩm rau, thịt tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.
Ảnh minh họa

Theo ông Chu Phú Mỹ, hiện nay nhu cầu được sử dụng thực phẩm an toàn đang là nhu cầu bức thiết của nhân dân nhưng thực trạng thực phẩm không an toàn đã làm giảm lòng tin của người tiêu dùng rất lớn. Đặc biệt là tình hình sử dụng hóa chất khiến cho người dân  vô cùng bất an. Hiện nay Hà Nội có 10 triệu người, 20 triệu khách du lịch/năm nên lượng tiêu thụ lương thực phẩm, thực phẩm lớn,  trong khi đó sản xuất tại chỗ mới đáp ứng 69% thịt gia cầm, 60% rau quả… Chính vì vậy, việc đòi hỏi minh bạch thông tin là nhu cầu tất yếu, nhất là với sản lượng hiện có Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu.

Để đảm bảo cung cấp cho TP lượng rau thịt đảm bảo an toàn, Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban điều phối gồm 21 tỉnh, thành tham gia. Năm 2015 đã triển khai nhiều hoạt động tích cực, nhằm cung cấp thực phẩm an toàn cho TP.

Ông Nguyễn Văn Thuận – Trưởng phòng Chất lượng 1 (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) cho biết đến thời điểm này có 85 cơ sở bán sản phẩm an toàn theo chuỗi giá trị tại 17 tỉnh, thành.

Theo quy định, sản phẩm an toàn phải có đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất, bao bì, đóng gói… Sản phẩm của cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh phải được chứng nhận đảm bảo ATTP. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ có cam kết đảm bảo ATTP. Và sản phẩm được cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng...

Tuy nhiên, thông qua dự thảo Tiêu chí xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của Bộ NN&PTNT và dự thảo Qui định tạm thời tiêu chí,yêu cầu đối với sản phẩm rau, thịt tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội, các đại biểu tham dự đã đưa ra nhiều ý kiến sửa đổi, góp ý để dự thảo phù hợp với yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp cũng như người sản xuất.

Ở góc độ doanh nghiệp đưa ra ý kiến đóng góp cho dự thảo, ông Nguyễn Tiến Hưng – Giám đốc BigGreen cho rằng, từ khi tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn doanh nghiệp đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng có những băn khoăn trong dự thảo, đó là trong thời gian thí điểm xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, cơ  quan chức năng phải hỗ trợ doanh nghiệp vì việc phân tích lấy mẫu rất tốn kém (ví dụ như phân tích một mẫu đa dư lượng tốn mấy triệu đồng), vì vậy nên có hỗ trợ cho doanh nghiệp. Ngoài ra, một vấn đề khác là đối với  các doanh nghiệp, cụ thể như đối với thịt từ các tỉnh có giấy kiểm dịch, đóng dấu thú y. Nhưng sau khi mổ xẻ, bao gói mời các cơ quan lên đóng từng khay thịt thì thời gian, chi phí đội lên rất khó. Vì vậy vấn đề này cũng cần được nghiên cứu để phù hợp hơn với thực tế của doanh nghiệp.

Bà Vũ Thị Vân Phượng – Tổng Giám đốc Công ty VietRAP đầu tư thương mại cũng đưa ra ý kiến đối với dự thảo khi cho rằng, vấn đề Logo của sản phẩm nếu áp dụng cho tất cả các tỉnh, thành trong cả nước mà không có dấu hiệu nhận diện vùng, làm sao để bảo vệ sản phẩm của mình nếu bị làm giả? Có những sản phẩm liên kết với các đơn vị ở các vùng miền, thì họ sử dụng logo đó, nếu có vấn đề ai chịu trách nhiệm?

Bà Hoàng Thị Hậu – Chủ tịch Hội Nông dân Thanh Xuân, Sóc Sơn cũng đóng góp ý kiến sửa đổi cho dự thảo, theo bà Hậu, hiện nay một số doanh nghiệp đang lạm dụng chứng nhận điều kiện kinh doanh. Vì vậy nên có chế tài xử phạt nghiêm cả người sản xuất và kinh doanh để chấm dứt tình trạng này, có như vậy sản phẩm sạch mới thực sự đến tay được người tiêu dùng...

Trước những ý kiến của các đại biểu, ông Phùng Hữu Hảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã tiếp thu những ý kiến đóng góp cho dự thảo. Đồng thời cũng cho rằng, tính đồng nhất của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng phải qua rất nhiều kênh nhỏ lẻ nên việc tham gia thống nhất sản phẩm phụ thuộc vào ý thức tuân thủ của người nông dân khi tham gia chuỗi. Việc kiểm tra chỉ mang tính chất tương đối nhưng sẽ cố gắng giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất. Ngoài ra cơ quan quản lý nhà nước từ điều tra xử lý hàng năm sẽ đưa ra qui định kiểm tra, kiểm soát những mặt sản phẩm nào, lấy sản phẩm đại diện trong nhóm để kiểm nghiệm và lấy ngay mẫu kiểm nghiệm để kiểm tra đa dư lượng, như vậy sẽ tránh được việc kiểm tra đồng loạt tất cả các sản phẩm- vì thực tế không thể kiểm tra, kiểm nghiệm được đồng loạt và sẽ không gây tốn kém. Bên cạnh đó để đảm bảo sản phẩm an toàn thì các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm soát ngay các cơ sở được chứng minh VietGAP để xem thực tế chất lượng sản phẩm có đúng với chuẩn chứng nhận hay không.

Theo thanglong.chinhphu.vn

Lượt xem:  765 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 199 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 70 100 130 170
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com