hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Xây dựng chuỗi giá trị rau Vietgap - hướng đi tiềm năng (31/03/2016)
Trước thực trạng thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là hàng hóa nông sản, người tiêu dùng lo sợ và mất niềm tin thì rau-củ- quả sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap là một giải pháp, là hướng phát triển tiềm năng vừa giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm an toàn với sức khỏe vừa giúp người nông dân tăng thu nhập. Đó là hướng đi sắp đến của chính quyền và nông dân xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh.

Chính quyền địa phương vào cuộc

Cách trung tâm thành phố Tam Kỳ khoảng 4km về phía Nam, xã Tam Đàn (Phú Ninh) có tổng diện tích tự nhiên là 15,4 km2, trong đó cơ cấu đất nông nghiệp chiếm 70%. Hệ thống thủy văn khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với nguồn nước từ sông Bàn Thạch và hồ Phú Ninh. Ngoài diện tích đất trồng lúa, xã Tam Đàn đã quy hoạch các vùng đất chuyên canh cây hoa màu ngắn ngày như ngô, đậu, bắp, dưa hấu và rau. Năm 2012, UBND xã thực hiện quy hoạch 6 ha đất trồng rau tại hai cánh đồng thuộc thôn Thạnh Hòa 1 và thôn Tây Yên, định hướng cho nông dân sản xuất các loại rau ăn lá như dền, cải, xà lách, dưa leo, bí, đậu, húng, ngò, hành… Chính quyền xã đã hỗ trợ kéo điện và đào giếng cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, do thị trường đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh, thu nhập không ổn định, người lao động bỏ đồng rau chuyển qua làm nghề khác, diện tích rau thu hẹp dần. Đến nay, hầu hết diện tích trồng rau bị bỏ hoang hoặc khai thác không hiệu qủa.

Theo số liệu báo cáo của UBND xã Tam Đàn, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 đạt trên 97 tỷ đồng, trong đó trồng trọt và lâm nghiệp chiếm 44,4% còn lại là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tổng số lao động trong độ tuổi trên 5.000 người, chiếm 52,7% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 53% tổng số lao động. Tuy nhiên, lao động ngành nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn thấp. Dựa vào lợi thế tự nhiên và nhu cầu thị trường, UBND xã đã xây dựng quy hoạch bố trí cơ cấu cây trồng giai đoạn 2012-2015 định hướng đến 2020. Bên cạnh diện tích cây lúa chủ đạo, Tam Đàn đã quy hoạch diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày như bắp, đậu, dưa hấu, lang, rau và đất dành cho chăn nuôi.

Trước thực tế đó, chính quyền xã đã trăn trở, tìm hướng đi để khai thác có hiệu quả đất nông nghiệp, đồng thơi giúp bà con nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình trên chính tư liệu sản xuất của mình. Ông Lê Văn Bình, Phó chủ tịch xã cho biết: “Nhận thấy nhu cầu thị trường về rau- củ- quả rất lớn, đặc biệt là thành phố Tam Kỳ, chính quyền xã đã băn khoăn, trăn trở rất nhiều, muốn bà con nông dân trở lại sản xuất rau an toàn phát triển kinh tế bền vững. Nếu làm tốt, UBND xã sẵn sàng vận dụng các nguồn từ chương trình Nông thôn mới hoặc nguồn phát triển kinh tế địa phương để hỗ trợ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho bà con canh tác”.

Giải pháp nào cho nông dân?

Là cơ quan tư vấn, hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, Trung tâm Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực miền Trung-Tây Nguyên (thuộc Liên minh HTX Việt Nam) đã làm việc UBND xã Tam Đàn về tư vấn, hỗ trợ nông dân xây dựng chuỗi giá trị rau theo tiêu chuẩn Vietgap.

 Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng là hướng đến các sản phẩm an toàn đối với sức khỏe. Thị trường rau an toàn Vietgap là rất lớn. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng lâu dài sản phẩm của mình lại không dễ. Đó chính là vấn đề cần tháo gỡ nếu bắt tay vào sản xuất. Trước hết, cần phải tuyên truyền cho người dân hiểu về nhu cầu thị trường, giá trị kinh tế từ rau an toàn Vietgap, vận động nông dân sản xuất rau tham gia vào một tổ chức kinh tế hợp tác (hợp tác xã). Xây dựng chuỗi giá trị rau từ khâu đầu vào đến thị trường đầu ra. Hợp tác xã là đơn vị quản lý, điều hành hoạt động sản xuất của thành viên theo quy trình rau Vietgap, định hướng loại cây, cung ứng hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật sản xuất, thu mua, sơ chế, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. Bên cạnh đó, HTX cần phải xây dựng chiến lược bài bản về công tác marketing, giới thiệu sản phẩm. Người sản xuất, người kinh doanh cần phải coi trọng chữ tín, cam kết chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công.

Để làm được điều này, cần phải có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của nông dân và sự hỗ trợ tích cực cơ quan tư vấn, hỗ trợ. Tin rằng, trong tương lai rau Vietgap Tam Đàn sẽ chiếm lĩnh thị trường, có mặt tại các siêu thị, nhà hàng và bữa ăn của các gia đình.

 

Trần Hiền

Lượt xem:  1,325 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 18 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com