hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Chăn nuôi quy mô nhỏ (29/06/2015)
Mặc dù ngành chăn nuôi trên địa bàn TP.Tam Kỳ đang có sự chuyển dịch từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn nhưng quy mô nông hộ vẫn đang là hình thức phổ biến. Mô hình này đem lại thu nhập cao cho nông dân nhưng cũng phát sinh nhiều mối nguy về dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê TP.Tam Kỳ, số lượng gia súc hiện tại trên địa bàn khoảng hơn 20 nghìn con, trong khi đó, gia cầm khoảng gần 300 nghìn con. Ngoài một số tổ hợp tác chăn nuôi với quy mô lớn như chăn nuôi gà Mười Tín, chăn nuôi gà Ba Ông, chăn nuôi bò vỗ béo Vĩnh Thạch, chăn nuôi bò Thành Duy… thì còn lại là chăn nuôi với quy mô nông hộ chiếm đa số. Với ưu thế ít vốn đầu tư, tận dụng được lao động nhàn rỗi và nguồn phụ phẩm nông nghiệp trong nông thôn, nhiều gia đình đã cải thiện được thu nhập hàng năm của mình từ chăn nuôi bò, heo, gà, vịt... Chị Huỳnh Thị Vân (ở khối 6, phường Trường Xuân, TP.Tam Kỳ) cho biết, để cải thiện thu nhập trong gia đình, chị đã đầu tư chăn nuôi 8 con heo và gần 50 con gà thả vườn. Hàng ngày, từ thức ăn sẵn có như cơm thừa, lúa bắp và trộn thêm khoảng 20% cám công nghiệp, chị có thể đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn heo và đàn gà phát triển tốt. Trong vòng 4 tháng, đàn gà có thể xuất bán. Sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận mang lại khoảng 20 - 30 nghìn đồng/con gà. Còn đàn heo có thể thu lãi 1 - 1,5 triệu đồng/con sau khoảng 4 tháng nuôi.

Được hỗ trợ mô hình đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gà, chị Hoàng Thị Hoa đã không còn lo ô nhiễm, dịch bệnh. Ảnh: T.QUÂN
Được hỗ trợ mô hình đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gà, chị Hoàng Thị Hoa đã không còn lo ô nhiễm, dịch bệnh. Ảnh: T.QUÂN

Tuy đem lại thu nhập cao và ổn định nhưng trên thực tế, chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ ở các nông hộ rất dễ phát sinh dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Thời gian qua, UBND TP.Tam Kỳ đã triển khai nhiều mô hình nhằm phòng chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi như: mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái, mô hình sử dụng hầm biogas, mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh... Nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố đã được hỗ trợ kỹ thuật, vật tư nên tham gia tích cực mô hình, đồng thời nhân rộng đến những hộ khác. Hộ chị Hoàng Thị Hoa (ở thôn Trà Lang, xã Tam Ngọc) được hỗ trợ làm đệm lót sinh thái cho 300m2 nền chuồng để nuôi 1.000 con gà. Chị cho biết, trước đây khi chưa áp dụng mô hình, chị phải dọn thay chất độn chuồng thường xuyên nhưng chuồng trại vẫn còn mùi hôi khó chịu. Khi thực hiện mô hình, chuồng gà nhà chị đã không còn mùi hôi nữa. Bên cạnh đó, mỗi tháng chị cũng giảm được khoảng 1,5 triệu đồng tiền thuê công lao động và mua trấu lót chuồng. Đàn gà cũng khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hơn. Hiện tại, chị Hoa đang tiếp tục sử dụng công nghệ này và làm đệm lót thêm 50m2 nền chuồng nuôi bò.

Chăn nuôi với quy mô nông hộ đã cho hiệu quả khả quan, tuy nhiên do phát triển tự phát, nên dịch bệnh và nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng dễ xảy ra. Do vậy, định hướng hình thành và nhân rộng những mô hình chăn nuôi an toàn, hợp vệ sinh môi trường là rất cần thiết.

 

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,653 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 139 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 70 100
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com