hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Cây biến đổi gene đổ bộ Việt Nam: Thu nhập tăng nhờ ngô lai (28/08/2014)
ùng với sự gia tăng tiêu dùng thực phẩm, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi của nước ta trong những năm gần đây đã tăng lên nhanh chóng. Chính vì thế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng gia tăng năng suất sẽ là cơ hội để người dân tăng thu nhập.

 Có thể đạt năng suất cao

Ông Nguyễn Văn Khul - ở ấp Tân Long, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, có 6.500m2 (6,5 công) đất trồng mía, nhưng do vụ 2013-2014 giá mía xuống thấp nên đã chuyển sang trồng 2 công ngô nếp, 4 công ngô lai.

Theo ông Khul, trồng ngô tốn công hơn trồng mía nhưng bù lại thời gian canh tác ngắn, mau thu hồi vốn. Dù mới là vụ đầu tiên tham gia chuyển đổi nhưng năng suất ngô lai (giống DK 6919) ở Phụng Hiệp đều đạt năng suất rất cao, từ 10-12 tấn/ha, trong khi năng suất bình quân của Việt Nam hiện nay mới đạt 4,4 triệu tấn/ha.

Toàn xã Hòa Mỹ hiện có 4.161ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích trồng mía là 700ha, còn lại trồng lúa 2 vụ và rau màu. Tuy nhiên, do giá mía niên vụ 2013-2014 ở mức thấp, nông dân không có lãi nên nhiều hộ đã chuyển sang cây trồng khác, với tổng diện tích 100ha, trong đó có 12,2 ha chuyển sang trồng ngô lai.

Sau vụ đầu tiên trồng thử nghiệm, vừa qua bà con nông dân xã Hòa Mỹ đã thu hoạch những vụ ngô đầu tiên. Năng suất bình quân ghi nhận được tại những ruộng ngô mới trồng lần đầu trên vùng chuyên canh mía hết sức ấn tượng: Trung bình 12 tấn hạt tươi/ha, giá thu mua 3.950 đồng/kg tại thời điểm thu hoạch.

Như vậy trung bình 1ha, nông dân thu nhập bình quân trên 47 triệu đồng, trừ chi phí lãi trung bình 20 triệu đồng/ha. Chia sẻ về vấn đề chuyển đổi, chị Nguyễn Thị Sảnh ở ấp Tân Long, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Trong vụ tới, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục trồng ngô vì có lời có đơn vị cam kết thu mua ”.

Tại một số mô hình chuyển đổi sang trồng ngô ở ĐBSCL cho thấy, tiềm năng năng suất có thể đạt tới 8-10 tấn khô/ha đối với ngô lai và được đánh giá là khu vực có năng suất ngô cao nhất cả nước. Ông Trần Trương Tấn Tài- Giám đốc Kinh doanh khu vực phía Nam của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam cho biết, canh tác ngô lai giúp bà con thu lãi hơn lúa 40 - 80%. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là sản xuất ngô lai còn manh mún nhỏ lẻ, mới chuyển đổi, thiếu kỹ thuật canh tác và thiếu sự hiểu biết về hạt giống, thiếu cơ giới hoá, khâu chế biến sau thu hoạch… nên giá thành cao. Từ đó không thể cạnh tranh nổi với ngô nhập khẩu.

Còn tại phía Bắc, theo ước tính diện tích lúa nương của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc hiện còn khoảng 10.000ha với năng suất trung bình chỉ khoảng 0,9-1,1 tấn/ha. Chuyển đổi một phần diện tích này sang trồng ngô là rất cần thiết.

Bà Lê Thị Khánh Hòa- Giám đốc đối ngoại Công ty Syngenta Việt Nam cho biết, từ năm 2012 đến nay, Syngenta là đơn vị tiên phong đi đầu trong việc phối hợp với các địa phương triển khai mô hình sản xuất ngô và đã chuyển giao kỹ thuật được cho 1.500 nông dân.

“Từ việc sản xuất lúa nương với năng suất khoảng 1 tấn/ha, các mô hình trồng ngô NK của Syngenta trên nền đất này đều đạt 5-6 tấn/ha. Hiệu quả tăng gấp 3-4 lần, từ đó người dân đã có thêm nhiều thu nhập” - bà Hòa khẳng định.

Không phải là “cái gì đó khủng khiếp”

PGS - TS Lê Huy Hàm- Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp cho biết: “Hiện nay, Bộ NNPTNT có kế hoạch chuyển một diện tích tương đối lớn đất lúa sang ngô, đây là một bước đi điều chỉnh lại chiến lược của chúng ta. Có lẽ là phải một thời gian tới, mới có thể hình thành vùng nguyên liệu ngô, vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ở các vùng chuyên canh lúa từ trước” - ông Hàm nói.

Theo PGS-TS Lê Huy Hàm, một trong những giải pháp để chuyển đổi thành công, cần tính tới giải pháp từ cây trồng biến đổi gen (BĐG).

“Người ta nói nhiều về BĐG, thậm chí báo chí và một số người vẽ nó lên như một cái gì đó rất mới lạ, khủng khiếp. Nhưng đối với chúng tôi là những nhà khoa học làm trong lĩnh vực này chỉ thấy đơn giản: BĐG- trước hết là con đường tất yếu của sinh giới để thích nghi với hoàn cảnh”.

Ông Hàm dẫn chứng: Thực tế, trong thiên nhiên hoang dã làm gì có những giống lợn, giống gà như chúng ta đang nuôi ngày nay; làm gì có những giống lúa, giống ngô như chúng ta đang trồng như hôm nay…

Đó là kết quả chọn lọc BĐG qua hàng ngàn năm của con người. BĐG ngày nay là do con người thúc đẩy nó nhanh hơn, nghe có vẻ rất mới, rất lạ, nhưng thật ra đó là sự tiếp tục quá trình biến đổi gene và thích nghi của sinh giới với hoàn cảnh sống, và cũng là sự thích nghi của con người vì mục đích đảm bảo phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực mà thôi”- ông Hàm khẳng định.

Chính vì thế, ông Hàm khẳng định: Trong thời điểm muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa sang cây trồng khác có hiệu quả hơn, trước mắt là ưu tiên cây ngô thì cây trồng BĐG sẽ là một giải pháp cần lựa chọn.

 

Theo Báo Dân Việt 

Lượt xem:  1,439 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa
Trang 1 / 6 1 2 3 4 5 6
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com